Nhận những đơn hàng nhiều tỷ Đô la, các xưởng đóng tàu vẫn phải xoay sở để thoát khỏi cảnh nợ nần
Nhận những đơn hàng nhiều tỷ Đô la, các xưởng đóng tàu vẫn phải xoay sở để thoát khỏi cảnh nợ nần

Nội dung đáng chú ý nhất trong báo cáo hàng năm vừa phát hành của hãng môi giới BRS, chính là việc ngành công nghiệp đóng tàu vẫn đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ dù cho họ đang có trong tay hàng tỷ Đô la từ những đơn đặt đóng tàu. Báo cáo gồm 170 trang, đề cập đến toàn bộ các lĩnh vực chính của ngành đóng tàu.

Về hoạt động kinh doanh của các xưởng đóng tàu, bằng việc chỉ ra rằng vì sao mà các xưởng đóng tàu lớn của Hàn Quốc như Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering và Samsung Heavy Industries lại thường xuyên lâm vào cảnh nợ nần trong những năm gần đây,  BRS khẳng định: “Đóng tàu không phải là một ngành hái ra tiền”.

“Trong ngành đóng tàu, tồn tại một giai thoại rằng các xưởng đóng tàu sẽ lãi lớn khi giá tàu tăng lên. Thật không may, nhiều khi, chi phí đóng tàu lại còn tăng cao hơn cả giá tàu”. BRS khẳng định như vậy và cho biết thêm: “Đặc trưng của ngành đóng tàu là thu không đủ chi do giá bán tàu không mấy khi cao hơn chi phí đóng tàu”

Ngành đóng tàu đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để đối mặt với việc giá tàu đóng mới thấp và một trong những biện pháp chính đó là giảm năng lực đóng tàu trên toàn cầu thông qua việc đóng cửa hoặc hợp nhất các nhà máy, BRS nêu trong báo cáo.

Việc hợp nhất đang được tiến hành, và kết quả là số lượng xưởng đóng tàu đã giảm mạnh từ khoảng 700 xưởng năm 2007 xuống còn khoảng 300 xưởng năm 2022. Do vậy, năng lực đóng mới và bàn giao của ngành đóng tàu giảm từ khoảng 2.000 tàu/năm trong giai đoạn 2005-2010 xuống chỉ còn khoảng 1.200 đến 1.300 tàu/năm như hiện nay.

Sự hợp nhất giữa các xưởng đóng tàu trong những năm vừa qua cũng đã dẫn đến việc 75% năng lực đóng tàu trên toàn thế giới hiện nay nằm trong tay của 9 tập đoàn đóng tàu lớn. Bên cạnh đó, năng lực đóng tàu của 3 tập đoàn đóng tàu tại các quốc gia trọng điểm trong ngành là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ lệ lần lượt là 68%, 92% và 71%.

BRS cũng dự báo tổng trọng tải tàu đóng mới trong năm 2023 đạt khoảng 85 triệu DWT, gần bằng con số 88,9 triệu DWT của năm 2022 và giá đóng tàu cũng ở mức tương đương. Dự kiến số tấn trọng tải của từng loại tàu là khoảng 10 triệu tấn tàu container, 20 triệu tấn tàu dầu, 40 triệu tấn tàu hàng rời và các loại khác, gồm cả tàu chở khí hoá lỏng (LNG) là khoảng 15 triệu tấn.

nhan-nhung-don-hang-nhieu-ty-do-la-cac-xuong-dong-tau-van-phai-xoay-so-de-thoat-khoi-canh-no-nan
Biểu đổ: Thống kê những xưởng đóng tàu hàng đầu thế giới năm 2022 dựa theo số tấn trọng tải được đặt đóng

Giá tàu đóng mới tại thời điểm nay đang có xu hướng giảm so với cuối năm ngoái. Năm 2022, giá đóng mới chỉ tăng trong một khoảng thời gian ngắn vài tháng cho đến cuối năm, sau đó đã bắt đầu điều chỉnh giảm từ tháng 12. Theo số liệu từ Clarkson Research, giá tàu đóng mới chỉ tăng 2% từ đầu năm đến nay, trong khi tăng 5% trong năm 2022 và 22% trong năm 2021. Cùng quan điểm đó, môi giới Braemar cho biết, năm 2021-2022 đánh dấu thời điểm sôi động nhất của ngành đóng tàu kể từ sau 2 giai đoạn bùng nổ là 2006-2008 và 2013-2015. Vì vậy, các xưởng đóng tàu đã có các đơn hàng để thực hiện cho đến hết năm 2025-2026.

nhan-nhung-don-hang-nhieu-ty-do-la-cac-xuong-dong-tau-van-phai-xoay-so-de-thoat-khoi-canh-no-nan

Biểu đồ: Thống kê số lượng xưởng đóng tàu còn hoạt động trong các năm từ 2001-2022.

(Nguyễn Thị Mai Anh – Dịch từ bản tin của tác giả Sam Chambers, https://splash247.com/shipbuilders-struggle-to-get-out-of-the-red-despite-multi-billion-dollar-orders/)


Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

Vietnam ocean shipping joint stock company

vận tải biển hàng đầu

vận tải biển uy tín, chất lượng

vận tải biển tàu hàng khô

vận tải biển tàu dầu

vận tải biển tàu container