Theo như báo cáo của Michael Jones thì giá nhiên liệu tăng cao cùng với sự gián đoạn nguồn cung khiến thị trường dầu thô và các thị trường vận tải dầu hỗn loạn.
Việc gián đoạn nguồn cung tiếp tục là nguyên nhân hủy hoại cả hai thị trường nhiên liệu và vận tải dầu, Ả Rập Xê Út – là quốc gia có khả năng tăng sản lượng khai thác dầu số một thế giới - giữ vai trò chủ chốt trong việc bình ổn thị trường.
Quốc gia này đã tăng sản lượng khai thác dầu thô lên đến 9.1 triệu thùng một ngày để ứng phó với tình hình bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông vào tháng Hai, theo Bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê ÚtAli al-Naimi, nhưng sau đó lại điều chỉnh về sản lượng khai thác cũ. Bất chấp khủng hoảng Libya và việc tạm dừng nguồn cung dầu thô ngọt nhẹ, Ả Rập Xê Út - và các thành viên OPEC - vẫn cho rằng lượng dầu họ cung cấp ra thế giới đã đủ dùng. Một số khác lại có ý kiến khác.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES) cho rằng giá dầu đang tăng lên đến mức bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu - nhưng chúng ta cần phải lưu ý lại một lần nữa rằng thị trường vẫn được duy trì ở mức "cung cấp đủ” (dầu thô) và quá trình tăng giá dầu "không phản ánh thực tế cung cầu". Những gì CGES lo lắng là giá dầu đang đi theo hướng tăng lên từ 10 đến 15 đô la Mỹ một thùng cao hơn so với đầu năm 2008.
Những quan điểm cho rằng giá dầu lên trên 100 đô la Mỹ một thùng sẽ khuyến khích các thành viên OPEC tăng hạn ngạch đã chính thức tan thành mây khói.
IHS Global Insight- tổ chức tầm nhìn toàn cầu cho biết: OPEC tin tưởng rằng không có chuyện khan hiếm nhiên liệu trên thị trường mà thậm chí còn đang bước vào tình trạng cung dư thừa. Tổ chức này thì dẫn giải theo luận điệu cũ là do "đầu cơ và việc đánh thuế cao đối với người tiêu dùng đầu cuối” và đề cập thêm nguyên nhân của “việc phục hồi kinh tế từng vùng riêng lẻ khiến nhu cầu về dầu tăng lên".
Những nhà phân tích/ nghiên cứu thị trường CGES nói: “Ả Rập Xê Útcó vẻ không muốn hành động một cách dứt khoát để cân bằng lại thị trường vì họ lo sợ rằng điều này gây ra sự giảm giá và khiến một số thành viên OPEC (các quốc gia không thể hưởng lợi từ việc tăng sản lượng khai thác với giá bán thấp hơn) thất vọng”.
Thay vào đó, họ khăng khăng rằng “không có nhu cầu thêm về dầu và việc tăng giá lên một lần nữa là do yếu tố "đầu cơ" - một quan điểm mà nhiều người (bao gồm cả những người có quyền lợi đặc biệt trong việc duy trì mức giá cao) đồng thuận.
OPEC dự đoán nhu cầu dầu mỏ tăng đến 1.39 triệu thùng một ngày vào năm 2011, gần như trùng khớp với dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về sự gia tăng 1.4 triệu thùng một ngày trong năm. Sự khác biệt này là do ước tính ban đầu của OPEC về lượng tiêu thụ 86.5 triệu thùng một ngày ở thời điểm cuối năm 2010 thấp hơn so với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính là 87.9 triệu thùng một ngày. Cả hai tổ chức đã dự báo một sự sụt giảm trong nhu cầu trong 2Q11 tiếp theo là tiếp tục phục hồi sắc nét hơn vào 3Q11.
Sự bấp bênh của thị trường.
Thị trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố bấp bênh. Global Insight – tổ chức tầm nhìn toàn cầu cho biết: lượng dầu thô bị gián đoạn cung cấp từ nguồn Libyađã không được bù đắp bởi các nguồn khác, đặc biệt những nguồn từ OPEC.
Hiện đang xảy ra tình trạng thiếu hụt dầu thô nghiêm trọng ở châu Âu khoảng một triệu thùng một ngày. CGES ước tính rằng khối lượng dầu thô nhập khẩu vào châu Âu đã giảm xuống còn 750.000 thùng một ngày trong hai tháng qua.
Trong khi các nguồn cung cấp dầu thô từ Tây Phi có thể bù đắp số lượng thiếu hụt này, thì các nhà máy lọc dầu châu Âu lại gặp khó khăn về chất lượng và chi phí. Dầu thô Libya chứa hàm lương lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5% , vì vậy nhiều nhà máy lọc dầu tại châu Âu với qui mô nhỏ và đơn giản hơn đã sử dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất ra một lượng lớn các sản phẩm tinh chế với hàm lượng lưu huỳnh thấp mà không cần qua qui trình khử lưu huỳnh tinh vi.
Chi phí cho tinh chế dầu thô nhẹ tại Châu Âu cao đến mức có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận, dẫn đến việc di chuyển địa điểm tinh chế dầu đến những nhà máy tại châu Á và các nơi khác, những nơi có thể tinh chế loại dầu thô nặng.
Nhà máy lọc dầu tại khu vực Tây Bắc Âu cũng đã hoạt động hết công suất, nhưng một số nhà máy lọc dầu nhỏ hơn đã cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa do đây là sự lựa chọn thay thế không kinh tế.
Mặc dù Ả Rập Xê Út bị miễn cưỡng tăng sản lượng, một số chuyên gia phân tích cho rằng số tấn dầu vận chuyển sẽ tăng lên.
Lượng dầu thô thiếu hụt từ nguồn Libya mà nếu được xuất khẩu từ Libya thì phải mất 11-17 ngày để giao hàng đến Ý, Pháp và các điểm đến khác gần Châu Âu, nguồn thiếu hụt này sẽ được bổ sung chủ yếu bằng nguồn dầu thô từ Tây Phi (có hàm lượng lưu huỳnh ít).
Tuy nhiên, nhà phân tích Douglas Jefferies Mavrinac chỉ ra rằng, bởi vì khu vực Tây Phi không có nguồn cung thay thế nên Trung Quốc và Mỹ không thường xuyên nhận nguồn cung dầu từ khu vực này.
Ông Mavrinac phát biểu: "Do đó, chúng ta trông đợi nhu cầu chuyên chở sẽ tăng lên khi khi mà Ả Rập Xê Út bắt đầu gia tăng sản lượng khai thác để đủ bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn cung dầu Libya".
Người ta cần đến các tàu cỡ lớn để chuyên chở hàng hóa từ Trung Đông sang Mỹ như Suezmaxes và VLCCs hơn là loại Aframaxes.
CGEScho rằng: tình hình cung cấp nhiên liệu đốt tại Châu Âu đã bớt khó khăn,do "Châu Á giảm nhu cầu nhập khẩu Gasoil và chỉ cần đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tại khu vực do Nhật Bảncắt giảm sản lượng xuất khẩu. Trước khi xảy ra thảm họa động đất, Nhật Bản đã xuấtkhẩu 200.000thùng dầu diesel một ngày , chủ yếu sang các nước láng giềng châu Ávà khu vực bờ biển Thái Bình Dươngthuộc Nam Mỹ."
Theo nguồn tin từ hiệp hội dầu khí của Nhật Bản (PAJ) cho thấy nhu cầu về dầu thô tại nước này đã giảm750.000 thùngmột ngàyso với mức tại thời điểm tháng Giêngvà tháng Hai, nhưng sản lượng tinh chế lại tăng lên.Do thiệt hại nặng nề từ ảnh hưởng của động đất nên chỉ còn lại ba nhà máy lọc dầucó thể hoạt động,theo báo cáo của ngành công nghiệpdầu,khiến sản lượng dầu tinh chế giảm 600.000thùngmột ngày(chiếm 13% tổng công suất của Nhật Bản).
Trả lời câu hỏi đặt ra đối với khả năng của Ả Rập Xê Út về cung cấp dầu thô
ngọtnhẹ, tổ chức tầm nhìn thế giới - Global Insight cho rằng nó có thể đáp ứng nguồn cung thiếu hụt từ Libya - và tình hình thiếu hụt nhiên liệu trên toàn thế giới có thể giải quyết được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào Ả Rập Xê Út.
Tình hình thị trường tàu chở dầu và triển vọng tăng trưởng
Chuyên gia phân tích Doug Mavrinacthuộc quỹ Jefferies dự đoán thị tàu chuyên chở dầu thô sẽ phục hồi sớm.Ông nói"Chúng tôi luôn có lòng tin rằng thị trường tàu chở dầu có cơ hội phục hồi(có thể bắt đầu)trongquý hai năm 2011”.
"Dựa trên giả định của chúng tôi rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽtăng2%trongnăm 2011 vàthực tế lượng tàu đặt đóng mới tính trên cơ sở tấn trọng tải lùi sang năm tới so với kế hoạch (hệ số trượt) là 35%,chúngtôikỳ vọng mức cước bắt đầu được cải thiện, với điều kiện cần là OPEC gia tăng sản lượng khai thác vào giữanăm OPEC"
Ông Mavrinaccho rằng: hệ số trượt của lượng tàu đặt đóng mới là không cao như nhận định ban đầu và chính nó đã hạn chế sự phát triểnđộitàu. "Đi ngược lại với quan điểm cho rằng đội tàu dầu tăng trưởng mạnh mẽ thì nó lại phát triển một cách lặng lẽ, tính từ đầu năm đến thời điểm này đội tàu chở dầu chỉ tăng 5.1triệu tấn trọng tải tương đương với 1,1%, khiến tốc độ phát triển đội tàu hàng năm chỉ dừng lại ở 20.4triệu tấn trọng tải, tương đương 4,4%."
Tốc độ phát triển đội tàu dầu rơi đúng vào kế hoạch đặt đóng mới trước đây là 13,9% của toàn đội tàu (trừ đi số lượng tàu phá dỡ) "với lý do kế hoạch bị trượt từ 30-40%."
Mavrinac nói rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số trượt vẫn tiếp tục gia tăng, "trên thực tế, chúng tôi mong đợi tốc độ tăng trưởng đội tàu chở dầu là 6-7% trong năm 2011 (so với dự đoán lượng tàu đặt đóng mới là 13-14%) và tốc độ tăng trưởng đội tàu chở dầu để giảm xuống còn 3-4% vào năm 2012 (so với dự đoán lượng tàu đặt đóng mới là 8-9%)."
Mavrinac đã đưa ra dự đoán về triển vọng thị trường sau khi quý 1 năm 2011 trên cơ sở cácsự kiện diễn ra tại Libya và Nhật Bản.
Ông đã dự đoán mức cước thuê tàu định hạn cỡ VLCC trong quý 1 năm 2011 từ 20.000 USD/ngày lên đến 22.000 USD/ngày và giảm ước tính mức cước thuê tàu định hạn cỡ Aframax từ 15.000 USD/ngày xuống còn 12.500 USD/ngày. Nhưng ông tin rằng mức cước thuê tàu định hạn cỡ VLCC sẽ đạt 53.000 USD/ngày trong quý 3 năm 2011 và 65.000 USD/ngày trong quý 4 năm 2011.
Ông cũng tin rằng giá mức cước cho thuê tàu định hạn cỡ Aframax sẽ lên đến 25.000 USD/ngày trong quý 3 năm 2011và 30.000 USD/ngày trong quý 4 năm 2011.
Người dịch: Nguyễn Thị Hồng Liên