Nhật Bản-những tác động của sóng thần và các sự cố hạt nhân
Hội bảo hiểm Steamship Mutual (Hội bảo hiểm) đã nhận được rất nhiều các yêu cầu của các thành viên đang lo lắng tìm hiểu những liên quan của các vụ việc gần đây tiếp diễn ngay sau vụ động đất tại Sendai – Nhật Bản tuần trước.
Trong khi Hội bảo hiểm chưa đủ thông tin để đưa ra những khuyến cáo cụ thể về an toàn hay các phương diện khác ở các cảng nhất định, thì có thể sử dụng nguồn thông tin nhận được từ Đại diện Hội tại Tokyo, ISS P& I Japan – (Inchcape Shipping Services Japan Ltd) để đánh giá phần nào về tình trạng hiện nay của các cảng. Xem các khuyến cáo tại trang Web của Hội qua đường dẫn:
www.simsl.com/japanISSreport0311.html
Theo Bản tin của Lloyd’s List ngày 15/03, các cảng Kashima, Hitachinaka, Hitachi, Onahama, Soma, Sendai, Shiogama, Ishinomaki, Kesennuma, Ofunato, Kamashi, Miyako và Hachinohe đang phải gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng và có thể phải ngừng hoạt động trong nhiều tháng , nếu không nhiều năm.
Có thể hiểu được tình hình hiện nay của Nhật bản thay đổi hàng ngày và các Thành viên của Hiệp hội đang có tàu dự kiến ghé các cảng tại Nhật Bản hoặc di chuyển qua khu vực này đều được khuyến cáo phải kiểm tra thông tin mới nhất từ các đại lý. Ngoài ra các website sau đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để tìm kiếm các thông tin về tình trạng của các cảng liên quan và diễn biến liên quan đến các công trình hạt nhân bị thiệt hại:
The International Atomic Energy Agency : Http://www.iaea.org.
Nuclear and Industrial Safety Agency of Japan:
Http://www.nisa.meti.go.jp/English/index.html.
Government of Japan incident :
Http://www.kantei.go.jp/forgein/topics/2011/earthquake2011tohoku.html.
Japan Meteorological Agency Http://www.jma.go.jp/jma/indexe.html
JapanCoast Guard Navigation Warnings
Http://www1.kaiho.mlit.go.jp/TUHO/nwe.html
Dưới đây là tổng hợp một số chỉ dẫn của các tư vấn pháp luật của Hội bảo hiểm London:
a.Trách nhiệm được bảo hiểm:
Trách nhiệm phát sinh từ các rủi ro do hạt nhân, như trong trường hợp các trách nhiệm phát sinh do sự cố hạt nhân tại Fukushima, bị hoàn toàn loại trừ theo Quy tắc 20 trong Quy tắc của Hội bảo hiểm và điều khoản 15 trong điều khoản bảo hiểm Hội viên Người thuê tàu. Trách nhiệm miễm trừ được áp dụng theo Thỏa thuận Nhóm Hội và được áp dụng chung tại mọi Hội trong Nhóm Hội quốc tế. (Các Hội trong Nhóm Hội có thể thống nhất và bồi thường những khiếu nại phát sinh từ rủi ro hạt nhân nếu những trách nhiệm này phát sinh đúng theo cam kết bảo hiểm hoặc ghi rõ trong GCN theo qui tắc 21, tuy nhiên rất ít khả năng là những trách nhiệm lại có thể phát sinh trên cơ sở này ở tình trạng hiện nay).
Hội viên phải tự tăng cường sự quan tâm đến Thủy thủ, Hàng hóa và con Tàu vì các rủi ro hạt nhân đã bị loại trừ hoàn toàn.
b. Phơi nhiễm phóng xạ:
Các rủi ro chính đối với chủ tàu là sự nguy hiểm của phóng xạ đối với các thuyền bộ của họ, mặc dù thân vỏ và hàng hóa sẽ cũng đều có thể bị nhiễm phóng xạ và dẫn tới việc là không được phép vào cảng, các chi phí giải độc, loại bỏ hàng hóa và phí hủy bỏ các hàng hóa này. Trong chừng mực nào đó, sự an toàn của các cảng sẽ được quan tâm và dường như phần lớn các cảng thương mại trong khu vực gần với Fukushima sẽ không thể hoạt động trong một khoảng thời gian khá dài,
c. Tuân thủ các chỉ thị
Dù chủ tàu có thể từ chối chỉ thị của người thuê tàu cho tàu vào một cảng cụ thể nào đó, theo luật Anh thì cũng phải dựa trên sự kiện khách quan. Có một rủi ro là nếu chủ tàu từ chối cho tàu vào các cảng của Nhật Bản liên quan đến các đối tượng không phù hợp liên quan đến phóng xạ, việc từ chối này có thể dẫn đến việc hủy bỏ hợp đồng…Tuy nhiên không được coi các nguồn thông tin tham chiếu theo quan điểm hay các báo cáo từ các Tổ chức quốc tế, còn có những mâu thuẫn hoặc các thông tin mập mờ là các quy định mang tính khách quan. Các Luật sư của Hội thường không thể đưa ra các quy tắc chung nhưng họ khuyến cáo rằng nên đệ trình Tòa án Anh quốc một vụ kiện mà trong đó có các bằng chứng khách quan về rủi ro, Khi ấy một chủ tàu khôn ngoan có thể sẽ quyết định thôi không tiến hành kiện tụng nữa.
Sau khi nghiên cứu vấn đề này, các Luật sư khuyên nên áp dụng các nguồn thông tin sau đây vào thời điểm hiện nay:
1- Các thông báo rủi ro và chỉ thị phát đi từ chính quyền chức năng địa phương. Thực tế theo báo cáo mới nhất từ Hãng thông tấn BBC, Chính quyền Nhật Bản đã qui định vùng cấm bay bán kính 30km nhưng không có nghĩa là các cảng nằm ngoài bán kính 30km tính từ vị trí Nhà máy hạt nhân đó là “an toàn”.
2- Các Tổ chức liệt kê sau đây thường phát đi những Hướng dẫn:
(a) Chuỗi Cảnh báo số 115 của IAEA – Các Tiêu chuẩn An toàn Cơ bản của Quốc tế về Bảo vệ phòng tránh Phóng xạ I-on hóa và đảm bảo an toàn nguồn Phóng xạ.
(b) Ủy ban quốc tế về Bảo vệ phòng tránh phóng xạ (ICRP)
Các mạng thông tin nêu trên có các hướng dẫn đơn thuần mang tính kỹ thuật nên Hội khó có thể đánh giá phạm vi áp dụng và giới hạn mức độ phơi nhiễm tiềm ẩn trước khi tàu đến cảng. Hội viên có tàu được chỉ thị đến các cảng hoặc đi ngang qua vùng nước thuộc Fukushima nên tìm kiếm nguông thông tin đại chúng cập nhật về các khuyến cáo về mức độ phóng xạ và xin ý kiến tư vấn của nước tàu mang cờ và các cơ quan chức năng của quốc gia mà thuyền viên mang quốc tịch.
Hội bảo hiểm tiếp tục tìm kiếm và chuyển tải các khuyến cáo từ các Luật sư của Hội để làm tài liệu nhằm thông báo sự diễn biến của các sự kiện.
Trong thời điểm hiện nay, các thành viên Hiệp hội có thể xem xét rút ngắn chuyến đi hoặc dỡ hàng tại các cảng khác thay vì dỡ tại cảng dự kiến ban đầu và tìm hiểu các lời khuyên đối với hợp đồng bảo hiểm tồn tại và/hoặc dựa vào các sự thu xếp đặc biệt để bảo hiểm các trách nhiệm tiềm tàng phát sinh từ sự chuyển hướng. Nói chung, theo một số thông tin nêu, các thành viên nên chuyển hướng hành trình cho các tàu để tránh các rủi ro do nhiễm độc phóng xạ, vẫn sẽ tiếp tục được bảo hiểm bởi Hội bảo hiểm.
Đặng Hồng Nhung – P. KHĐT
(Dịch từ Bản tin của Hội bảo hiểm Steamship Mutual)