Biên bản Ghi nhớ tại kỳ họp 23 của SERC-Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF)
Biên bản Ghi nhớ tại kỳ họp 23 của SERC-Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF) Biên bản Ghi nhớ tại kỳ họp 23 của SERC-Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF)

Biên bản Ghi nhớ tại kỳ họp 23 của SERC-Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF)

 Kỳ họp lần thứ 23, Uỷ ban nghiên cứu kinh tế Vận tải biển (SERC) thuộc Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF) được tổ chức tại Okinawa, Nht Bản ngày 30/11/2010. Tham dự hội nghị có 24 đại biểu đến từ các hiệp hội chủ tàu Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan,, Nhật Bản và Hàn Quốc là thành viên của ASF.

Ông Vũ Hữu Chinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Chủ tịch HĐQT VOSCO đã tham gia đoàn đại biểu của VSA dự kỳ họp trên. Kỳ họp đã thông qua Biên bản ghi nhớ đánh giá tình hình, triển vọng và thách thức của ngành vận tải biển thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Dưới đây là nội dung của Biên bản Ghi nhớ:

BIÊN BẢN GHI NHỚ

được thông qua tại Kỳ họp lần thứ 23, Uỷ ban Nghiên cứu Kinh tế Vận tải biển (SERC) thuộc Diễn đàn Chủ tàu Châu Á (ASF

- Kinh tế thế giới

Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một giai đoạn tồi tệ nhất với GDP thực tăng trưởng âm cùng với sự sút giảm mạnh của khối lượng hàng hóa vận chuyển trong năm 2009. Hiện tại, kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhưng vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro suy thoái do các nhân tố như sự ảm đạm của thị trường nhà ở tại Mỹ và nỗi lo về khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Trong bối cảnh đó, các quốc gia châu Á mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam …, với sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng như là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

2- Vận tải tàu dầu và tàu hàng khô:

1) Thị trường tàu hàng rời cỡ Capesize trong năm qua đã có sự giằng co cho đến tận mùa hè2010, một phần do giá quặngsắttăng và nhu cầu về thép chậm lại tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, thị trường đã được cải thiện bất chấp những dao động mạnhnhờ sự gia tăng của các lô hàng quặngsắtcó giá rẻ hơn được nhập vào Trung Quốc. Cũng cần lưu ý rằngviệc đưa ra hệ thống tínhgiá quặng theo quý trong năm 2010 đã dẫn tới những biến động mạnh hơn trên thị trường. Về triển vọng của thị trường, các báo cáo cho thấy rằng nhu cầu về hàng rời có thể tăng lên trong vòng 5 đến 10 năm nữa. Đồng thời, cung-cầu về tàu, vốn đang phải đối mặt với sự dư thừa tàu đóng mới,sẽ có thểđạt mứccân bằng hơn từ năm 2013 trở đi nhờ vào một số nhân tố như sự trì hoãn nhận bàn giao tàu và việc hủy bỏ các đơn đặt tàuđóng mới.

2) Đối với thị trường tàu dầu, cả lượng dầu thô và dầu sản phẩm vận chuyển bằng đường biển còn rất thấp, một phần do nhu cầu tiêu thụ dầu thấp tại các nước phát triển.

Tuy nhiên, thị trường trong ngắn hạn vẫn có khả năng được cải thiện nhờ vào một số nhân tốkỳ vọngnhư sự phục hồi của kinh tế thế giới, sự gia tăng số lượng tàu dầu vỏđơnkhông được phép hoạt động nữa cũng như sựgiatăng các giao dịch cần vận chuyển trên tuyến dài vàviệctích trữ dầu trong các kho nổingoài khơi.

Dầu vậy, không loại trừ khả năng thị trường tàu dầucó thểtiếp tục ảm đảm trong một vài năm tới do việc loại bỏ và hoán cải các tàu dầu một vỏ và sự phục hồi ổn định của nhu cầu tiêu thụdầuchủ yếu tại các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu Âu (OECD) có thể không thu hẹp được khoảng cách giữa cung và cầu về tàu. Điều này là rất có thểnếu xem xét tới sự quay trở lạihoạt động của các tàu chở dầu trước đóđã được sử dụng làm kho nổi và viễn cảnhmột số lượng lớn tàu đóng mới được bàn giao.

3- Vận tải chuyên tuyến:

1) Sau tổn thất khổng lồ lên đến hơn 15 tỷ USD năm 2009, toàn bộthị trường tàu container đã trở lạigiai đoạn tương đối ổn định,chủ yếu nhờ vào sự hồi phục nhanhchóngngoài dự kiếncủa lượng hàng hóa vận chuyển cũng nhưsự cân bằng hơn giữa cung và cầu.

2) Đối với vận chuyển chuyên tuyến Mỹ xuyênThái Bình Dương (US-Transpacific) và tuyếnnội Á (Intra Asia), các báo cáo cho thấy rằng sự gia tăng năng lực tàu theo kế hoạchchắc chắn sẽ vượtnhẹ so với dự báo về sự tăng trưởng của nhu cầu vận chuyển trong năm 2011. Trong khi vẫn cần xem xét thêmphản ứng của các hãng vận tải về các điều kiện cung – cầutrên các tuyến này với kinh nghiệm của những năm gần đây, kỳ họp lần này ghi nhận tầm quan trọng của những phát triểnvà đầu tưliên tụccủa các hãng vận tải chuyên tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu đang gia tăngcủa nền kinh tế toàn cầutrên những tuyến này. Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của vận tải chuyên tuyến, tốt hơn hết những nhà quản lý cấp cao của các hãng vận tải nênđưa ra các quyết định dựa trên những đánh giá đầy đủ và lý trívề các số liệu kinh doanhliên quan trong lịch sử cũng như hiện tạihơn là dựa trên các số liệu thiếu hụt và cảm tính.

3) Trong khikhối lượng hàng hóa vận chuyển nội Á năm 2009 giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước, trong 9 tháng đầu năm 2010 thị trường đã có sự phục hồi mạnh mẽ với khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng trưởng 11,3% so với cùng kỳ 2009. Với cùng quan điểm rằngthị trường sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờtăng cường tự do hóa thương mại trong khối ASEAN và sự đầu tư vào hạ tầng giao thông tại các nền kinh tế mới nổi của châu Á, sự xuất hiện tăng cườngcủa các tuyến dịch vụ bổ sung vào thị trường khu vực nàytrong năm 2010 có thể ảnh hưởng đến cân bằng cung - cầu.                 

4) Khối lượng hàng vận chuyển trên tuyến Mỹ xuyênThái Bình Dương (US-Transpacific) trong 8 tháng đầu năm 2010 đạt mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên dự kiến niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ sẽ tiếp tục giảm sút do sự suy giảm giá trị của tài sản và tỷ lệ thất nghiệp cao hiện nay. Ngoài ra, theo các báo cáo, mặc dù trao đổi thương mạitrên tuyến này không có sự tăng trưởng nổi bật,ngược lại với các xu thế trước đây, nhưng lượng hàng hóa vận chuyển trong vẫn ổn địnhtrong cả nămdo một số thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người Mỹ.          

4. Miễn trừ việc áp dụng luật chống độc quyền:

Đã có các báo cáo về những tiến bộ gần đây trong hệ thống miễn trừ việc áp dụng luật chống độc quyền đối với các hợp đồng vận tải biển, bao gồm cả các tiến bộ tại Singapore và Mỹ. Kỳ họp của SERC lần này tiếp tục khẳng định sự ủng hộ với kế hoạch gia hạn hệ thống miễn trừ hiện nay tại Singapore đến hết năm 2015. Các đại biểu cùng khẳng định lại quan điểm của ASF từ trước đến nay là hệ thống miễn trừ việc áp dụng luật chống độc quyền là không thể thiếu đối với sự phát triểnlành mạnhcủa ngành vận tải biển quốc tế cũng như toàn bộ ngành kinh doanh quốc tếvà đề nghị các Hiệp hội chủ tàu của các quốc gia thành viên duy trì tốt mối liên hệ với chính phủ nước mình để các chính phủ có sự thông hiểuhơn về tầm quan trọng của việc miễn trừ này. Hơn nữa, nhằm tránh tái diễn các sự cố về thiếu hụt thiết bị và kho bãi container xảy ra như hồi đầu năm 2010, các thành viên nhận thức được sự cần thiết của các hình thức duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chủ hàng để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau cũng như dự kiến được chính xác hơn luồnghàng trong tương lai.

5. Các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Kỳ họp lần này đã lập một báo cáo về nhữngđề xuấtthay đổi đối với các tiêu chuẩn kế toán về hợp đồng cho thuê theo IFRS. Các đại biểu cũng chia sẻ quan ngại của mình đối vớiđề xuất xây dựng những khái niệm lỏng lẻo về cho thuê. Điều này có thể tạo ra sự không chắc chắntrong việc xử lýcác hợp đồng cho thuê định hạn. Vì thế các đại biểu nhất trí rằng vấn đề này sẽ được họ trao đổi lại với các thành viên trong Hiệp hội chủ tàu của nước mình để xem xét đưa ra các bước đicần thiết bao gồm việc đệ trình lên Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IASB) nhằm làm rõ lập trường của chúng ta là không nên xem hợp đồng cho thuê tàu định hạn như các hợp đồng cho thuê nói chung.

6. Các vấn đề khác:

1) Kỳ họp ghi nhận việc Chế độ khai báo hàng hóa trước củaLiên minh châu Âu (còn gọi là quy định 24 giờ) (EU advance cargo declaration regime) có hiệu lực từ 1/1/2011, áp dụng cho tất các các loại hàng hóa được nhập khẩuvàohoặc xuất khẩu từ Liên minh Châu Âu.

2) Các đại biểu cũng đã trao đổi quan điểm của mìnhvề các vấn đề khác liên quan đến vận tải biển chẳng hạn như Các quy định Rotterdam (Rotterdam Rules)

---------------------------------------------------------------------------------------------

Uỷ ban nghiên cứu Kinh tế vận tải biển (SERC) thuộc Hiệp hội chủ tàu Châu Á (ASF) là một diễn đàn dành cho lãnh đạo cấp cao của các công ty vận tải biển châu Á. SERC thảo luận, xem xét các thông tin và tiến bộ trongthương mại và kinh tếvĩ mô có liên quan đến vận tải biểnvà thương mại. Mục tiêu của SERC là nâng caochất lượng của các quyết định điều hànhbằng việc xem xét các số liệu kinh tế vĩ mô, chia sẻ nhận định về các vấn đề chính sách quan trọng trong thương mại và vận tải biển.

Nguyễn Mai Anh – P. KHĐT

(Dịch từ tài liệu kỳ họp thứ 23 – ASF SERC)

Từ khóa:
Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam Vosco vận tải biển Việt Nam Vận tải Hải Phòng

Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

Vietnam ocean shipping joint stock company

vận tải biển hàng đầu

vận tải biển uy tín, chất lượng

vận tải biển tàu hàng khô

vận tải biển tàu dầu

vận tải biển tàu container